Nấm Linh Chi và tác dụng của nó?

Tác dụng của nấm linh chi và cách sử dụng hiệu quả

Nấm linh chi là vị thuốc quý từ thiên nhiên đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay trong bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Ngày nay, nấm linh chi ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và trở thành đề tài hấp dẫn cho nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực y học và cả làm đẹp.

1. Nấm linh chi là gì?

Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.

Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất: Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi); Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi); Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi); Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi; Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi); Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi).

Trong đó Linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là loại Nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Nấm linh chi đỏ đã được nuôi trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu sử dụng, có thể kể đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, …

2. Tác dụng chính của Nấm linh chi

  1. Kiện Não: làm sáng suốt, minh mẫn 

  2. Bảo Can: bảo vệ gan

  3.  Cường Tâm: thêm sức cho tim

  4. Kiên Vị: cũng cố dạ dày và hệ tiêu hóa

  5. Cường Phế: thêm sức cho phổi, hệ hô hấp

  6. Giải Độc: giải tỏa trạng thái nhiễm độc

  7. Giải Cảm: giải tỏa trạng thái dị cảm

  8. Trường Sinh: sống lâu, tăng tuổi thọ

 

Bài viết liên quan